2010 đánh dấu là năm bùng nổ truyền thông của cái tên Lady Gaga. Nổi tiếng với phong cách lập dị, sản phẩm âm nhạc được đầu tư chỉnh chu và những màn biểu diễn mãn nhãn, nhưng nhiêu đó chưa đủ…Một lí do để người ta nhớ mãi 2010 là năm của Lady Gaga (the meat dress) gây tranh cãi gay gắt từ cộng đồng mạng. Cùng Sneaker Daily nhìn lại hiện tượng và góc nhìn cụ thể hơn sau 10 năm hành trình nha!
Người thiết kế
Franc Fernandez, người từng hợp tác với Beyonce và Sciscor Sisters. Khi thiết kế chiếc váy, Franc đã sử dụng chủ yếu là thịt ba chỉ bò lấy từ cửa hàng thịt của tại gia, và mất một tuần để thực hiện. Chiếc váy nặng khoảng 18kg và phải chọn những mảng thịt dày và chắc để năng được vòng 1 của nữ ca sĩ, cũng như đủ dai để làm chiếc túi cũng như đôi giày đồng bộ.
Số thịt bò thực sự có trong chiếc váy?
100%. Từ chiếc mũ nồi nhỏ, giày cho đến ví đính phụ kiện ngọc trai.
Vâng bạn không nghe nhầm đâu hoàn toàn được làm bằng thịt bò được kết hợp khéo léo bởi bản tay tài năng của Franc. Thao tác trên thịt thực ra khó hơn nhiều lần việc thao tác trên những chất liệu vải thông thường.
Lady Gaga có mặc thử trước khi diện vào ngày lịch sử đó?
Chính xác lần xuất hiện ở VMAs 2010 là lần thử đầu tiên của chiếc váy có 1 không 2. “Chúng tôi không có cơ hội “fitting” vì chất liệu đặc biệt này. Lần đầu tiên và duy nhất cô ấy mặc là ở VMAs. Khi tôi nhìn thấy nó lần đầu trên TV, tôi biết rằng nó sẽ đi vào lịch sử” – Franc chia sẻ.
Thật không tưởng và đây dường như là quyết định vô cùng mạo hiểm. Dù chuẩn bị rất kỹ thì việc sử dụng một chất liệu hoàn toàn mới luôn đi kèm những điều bất ngờ không tưởng.
Phản ứng của cô nàng khi nhìn thấy chiếc váy?
Dù chiếc váy nặng gần 20kg nhưng Gaga nói rằng nó rất thoải mái, không chảy máu, không quá lạnh. Mùi vị thậm chí còn ngọt. Gaga mặc nó không quá 5 tiếng nên có lẽ không bị thay đổi mùi vị lắm. Tuy nhiên cô cũng nói thêm: “Tôi không quen thân với giới showbiz lắm, nên có lẽ đây là cách để tôi tránh tiếp xúc với họ. Họ sẽ nghĩ tôi bốc mùi lắm”.
Một phát biểu thực sự đi vào lòng người đi ngược hoàn toàn lại định nghĩa về một nghệ sĩ. Người thường phải có khả năng kết nối cực kỳ tốt và luôn thân thiện với fans. Có lẽ cũng bởi thế mà cô nàng luôn độc lai độc vãng từ phong cách âm nhạc đến đời sống thông thường.
Ý nghĩa phía sau chiếc váy huyền thoại của Lady Gaga
Trước đó ở thảm đỏ, Gaga đã đến dự VMAs cùng 4 cựu binh đồng tính. Mục đích của việc này là vì Gaga muốn góp tiếng nói của mình trong việc đấu tranh bãi bỏ đạo luật “Don’t Ask Don’t Tell” của Chính phủ Mỹ (đạo luật cấm bất kì quân nhân đồng/lưỡng tính đang phục vụ quân đội Hoa Kỳ tiết lộ về xu hướng tình dục hoặc mối quan hệ đồng tính của mình. Trong cuộc phỏng vấn hậu VMAs, Gaga tiết lộ: “Nếu chúng ta không chiến đấu cho điều mình tin tưởng, không đấu tranh vì quyền lợi của chính mình, thì chẳng mấy chốc những quyền lợi còn lại sẽ chỉ như đám thịt bám trên xương chúng ta mà thôi”.
“Và, tôi không phải một tảng thịt”
Điều đặc biệt đó là đạo luật này hết hiệu lực ngày 20/9/2011, 1 năm sau váy thị bò ra đời.
Phản ứng tại lễ trao giải ra sao?
“There can be 100 people in a room and 99 of them don’t like your meat dress, but all it takes is one, and that one was Rihanna!”. Tạm dịch, nếu trong căn phòng ấy có 100 người thì 99 người không thích chiếc váy này ngoại trừ Rihanna.
Cô nàng tuyệt vời luôn không làm chúng ta thất vọng!
PETA nói gì?
PETA cho rằng “mặc một chiếc váy làm từ thịt bò thôi đã là một hành động phản cảm, nhưng ai đó hãy nói với cô ấy rằng rấtnhiều người giận dữ với sự tàn sát còn hơn là ấn tượng bởi nó.”
Còn Hiệp hội ăn chay: “Cho dù có đẹp mắt tới đâu, thịt từ một động vật bị sát hại vẫn là thịt từ một động vật bị sát hại. Rất nhiều động vật bị tàn sát để lấy thức ăn và chúng không nên bị giết hại để phục vụ cho những chiêu trò như thế này.”
Liệu có bình luận tích cực phía sau?
Tạp chí TIME đã bình chọn đây là tuyên ngôn thời trang của 2010
Trong khi 1 tạp chí nổi tiếng của Anh đã bình chọn và xếp nó đứng đầu những bộ váy ấn tượng của năm, vượt qua cả bộ váy đính hôn của công nương Kate.
Vậy chiếc váy nổi tiếng đang ở đâu?
Sau khi trưng diện thì chiếc váy đã được sấy thành khô bò đúng nghĩa: bộ quần áo được đặt trong tủ đựng thịt, sau đó là một thùng hóa chất và, để chống lại sự thối rữa, và được sơn lại để trông tươi mới. Chiếc váy đã được trưng bày tại Đại sảnh Danh vọng và Bảo tàng Rock and Roll ở Cleveland, Ohio cùng với các phụ kiện của nó, đó là một phần của triển lãm Women Who Rock của bảo tàng. Năm 2019 Gaga cũng đem chiếc váy trở lại triển lãm của Haus of Gaga tại Vegas.
Vẫn còn nhiều tranh cãi phía sau chiếc váy huyền thoại này. Tuyên ngôn thời trang hay chỉ là một chiêu trò nổi tiếng thì bản thân ta cũng không thực sự hiểu được nhưng Sneaker Daily cho rằng dù thế nào thì nó vẫn đạt được mục tiêu mà nó được tạo ra. Bởi việc bãi bỏ hay để một đạo luật hết hiệu lực vẫn luôn là điều không phải ai cũng làm được. Nhưng cô nàng Lady Gaga dẫu lựa chọn một cách không mấy thông thường nhưng ý nghĩa thì vẫn nên tôn vinh chứ nhỉ? Vì, nếu cho bạn chiếc váy ấy dù ý nghĩa thế nào bạn có dũng cảm mặc không?
Bài viết được tham khảo bởi Mai Lan và group Maybe You Miss This F***king News.
Bên cạnh đó, đừng bỏ lỡ: Chân dung 11 tỷ phú giàu nhất thế giới trong ngành thời trang: từ Nike, Gucci, Louis Vuitton cho đến Zara, H&M và Uniqlo