Lịch sử hình thành Nike bắt đầu từ câu chuyện của Blue Ribbon Sports vào năm 1964. Trong khoảng thời gian đó, Phil Knight vừa tốt nghiệp Đại học Oregon, và hoàn thành một khóa học tại Stanford với tấm bằng MBA của mình, những sự kiện này đã để lại cho anh những trải nghiệm cũng như nền tảng quan trọng góp phần định hướng hướng đi trong tương lai của anh.
Đầu tiên chính là trải nghiệm không bao giờ quên tại Đại học Oregon, Knight được chọn vào đội điền kinh của trường, nơi anh có cơ hội tiếp xúc với huấn luyện viên Bill Bowerman. Không chỉ trên phương diện huấn luyện Bowerman thể hiện niềm đam mê say đắm với mong muốn tối ưu hóa giày chạy, liên tục mày mò với các mô hình khác nhau sau khi học hỏi từ một người sửa chữa giày địa phương.
Theo Nike, Knight là sinh viên đầu tiên được thử một trong những đôi giày đầu tiên của Bowerman. Thấy rằng Knight không phải là một runner quan trọng để thử giày, Bowerman đề nghị lấy giày của Knight để thử nghiệm những ý tưởng của ông. Knight đã chấp nhận lời đề nghị này và phiên bản sửa chữa của đôi giày đó đã thành công ngoài dự kiến.
Theo đó, nó đã giúp cho người đồng đội của Knight là Otis Davis giành huy chương vàng ở cự ly 400m Thế vận hội Olympics 1960 (nơi anh đã phá kỷ lục thế giới và là người đầu tiên vượt qua con số 45s với thành tích 44.9s). Điều này sau đó cũng đã được chính Otis Davis công nhận trong những tuyên bố của mình.
Sau Đại học Oregon, Knight đã trải qua chương trình MBA của Stanford, nơi anh đã viết một bài báo lý thuyết rằng việc sản xuất giày chạy bộ nên được chuyển từ trung tâm hiện tại ở Đức sang Nhật Bản, nơi có chi phí nhân công rẻ hơn. Và thực tế anh đã có cơ hội thử nghiệm lý thuyết này của mình với một chuyến đi đến Nhật ngay sau khi tốt nghiệp năm 1962. Tại đây, anh đã ký thỏa thuận với một nhóm doanh nhân Nhật Bản để nhập khẩu thương hiệu giày nổi tiếng Tiger của họ về Mỹ.
Huấn luyện viên Bowerman, người từ lâu đã tin rằng giày Đức, dù là tốt nhất trên thị trường, không có gì quá đặc biệt để được nhân rộng hoặc thậm chí cải tiến, đã hỗ trợ liên doanh của Knight, tham gia vào một thỏa thuận kinh doanh 50-50 để sở hữu công ty mới của họ, Blue Ribbon Sports, được thành lập tại Eugene, Oregon, vào ngày 25 tháng 1 năm 1964.
Sau khi thành lập Blue Ribbon Sports, Knight đã thử nghiệm test nước cho đôi giày nhập khẩu của mình, và bắt đầu bán chúng ra ngay khi anh trở về Hoa Kỳ. Những đôi giày này nhanh chóng trở thành một lựa chọn thay thế rẻ hơn nhưng vẫn sở hữu chất lượng cao khi so sánh với Adidas (ADDYY) và Pumas (PUMSY) đang thống trị thị trường.
Năm 1965, Bowerman đã đề xuất một thiết kế giày mới cho công ty giày Tiger, thứ cung cấp sự hỗ trợ phù hợp cho người chạy bộ với một đế trong có đệm, cao su xốp mềm ở chân trước và gót chân, cao su xốp cứng giữa gót chân và đế ngoài cao su chắc chắn.
Và mặc dù thiết kế này đạt được nhiều thành công lớn, nó cũng trở thành nguồn xung đột giữa Blue Ribbon và nhà cung cấp Nhật Bản. Được đặt tên là Tiger Cortez, chiếc giày được giới thiệu vào năm 1967 đã trở thành điểm nhấn ngay lập tức trên thị trường nhờ thiết kế thoải mái, cứng cáp và thời trang.
Tuy nhiên, trong khoảng thời gian thành công, sự đổ vỡ đã nảy sinh trong mối quan hệ giữa Blue Ribbon và Tiger. Trong khi Knight tuyên bố rằng công ty Nhật Bản đang tìm cách thoát khỏi thỏa thuận độc quyền với Blue Ribbon và tìm cách nhấn chìm công ty, thì Tiger tuyên bố đã phát hiện ra Blue Ribbon Sports bán phiên bản Tiger Cortez của riêng họ dưới một dòng giày mới mà được gọi là “Nike”.
Và nguồn gốc phát sinh là gì, hai công ty này chính thức chia tay vào năm 1971 với một vụ kiện đến từ Tiger sau đó. Một thẩm phán cuối cùng đã giải quyết rằng cả hai công ty đều có thể bán phiên bản của riêng mình, dẫn đến đôi giày sneaker duy nhất trở thành mẫu bán chạy nhất cho hai công ty giày khác nhau là Nike Cortez và Tiger Corsair (hiện được bán bởi Asics).
Sau khi chia tay với Tiger, Blue Ribbon Sports hoàn toàn đổi tên thành Nike. Phil Knight ban đầu muốn gọi công ty là “Dimension 6”, nhưng may mắn thay, Jeff Johnson, đã lấy cảm hứng cho Nike sau khi nhìn thấy tên nữ thần chiến thắng của Hy Lạp trong một giấc mơ. Và ở thời điểm này, thương hiệu mới cần một logo dành cho riêng của mình.
Họ đã tìm đến một sinh viên thiết kế tại Đại học bang Portland gần đó, Carolyn Davis, để cung cấp các bản phác thảo. Phil Knight miễn cưỡng chấp nhận thiết kế swoosh, thông báo rằng: “Chà, tôi không thích nó, nhưng có lẽ nó sẽ phát triển trong tôi.” Davis tính phí 2 đô la/giờ và nhận được tổng cộng 35 đô la cho logo. Năm 1983 Phil Knight, dường như đã thay đổi suy nghĩ của mình, đã tổ chức một bữa tiệc cho Davidson và trao tặng 500 cổ phiếu cho cô, trị giá khoảng 1 triệu đô la vào ngày nay.
Sau khi ra đời vào ngày 30 tháng 5 năm 1971, Nike, Inc. tiếp tục thành công của Blue Ribbon Sports, trước tiên là sự thành công của Tiger Cortez và sau đó là thiết kế đế “Waff” sáng tạo của Bowerman. Trong khi suy nghĩ để trên một cách để cho giày chạy nhiều lực kéo hơn, ông đã nhìn thấy các đường rãnh trong bánh quế mà vợ ông làm và tự hỏi nó sẽ trông như thế nào.
Không phải là một người ngại thử nghiệm, Bowerman ngay lập tức đổ urethane tan chảy vào khuôn bánh quế của mình. Thật không may, ông đã quên không thêm bất kỳ chất chống dính nào và nó đã bị bịt kín. Nhưng tuy nhiên, ý tưởng đã bén rễ, và với sự trợ giúp của một chiếc khuôn bánh quế khác và có lẽ là một bình xịt tốt, “Waff Trainer” mang tính biểu tượng đã ra đời.
Thiết kế này sau đó là một thành công lớn của Nike, giúp cho công ty này duy trì sự tăng trưởng mạnh mẽ và ổn định trong những năm đầu tiên. Đỉnh cao là ở IPO 1980 khi Nike phát hành cổ phiếu ra công chúng, điều này ngay lập tức biến Phil Knight trở thành triệu phú với cổ phiếu trị giá 178 triệu đô la.
Kể từ đó, công ty tiếp tục phát triển thêm nhờ vào những chiến dịch quảng cáo thông minh, trong đó nổi tiếng nhất là chiến dịch quảng cáo “Just Do It” năm 1988 (được cho là lấy cảm hứng từ những lời trăn trối cuối cùng của kẻ giết người Gary Gilmore trước khi bị hành hình: “Let’s do it.”)
Ngoài ra thì một trong những thành công lớn nhất của Nike chính là việc hợp tác với những người nổi tiếng. Họ đã ký hợp đồng với các tên tuổi lớn như Tiger Woods, Kobe Bryant và Lebron James ngay giai đoạn đầu sự nghiệp của họ.
Và cho đến nay, thành công lớn nhất trong chiến lược này của Nike là việc hợp tác với Michael Jordan. Theo đó, thương hiệu này đã cố gắng giành được chữ ký của Jordan ngay trước mùa giải đầu tiên của anh ở NBA năm 1984. Mặc dù chưa từng đi một đôi giày của Nike và đánh giá cao Adidas hơn, Jordan đã quyết định ký hợp đồng với Nike sau một cuộc đàm phán, trong đó thương hiệu giày hứa hẹn sẽ trả anh 500.000 đô la mỗi năm trong 5 năm, hai chiếc xe hơi của Mercedes và những đôi giày được custom theo yêu cầu cụ thể của anh ấy.
Thỏa thuận lịch sử này sau đó đã trở thành một cú hích lớn cho Nike với việc Jordan nhanh chóng vươn lên thành siêu sao và dòng giày của anh, Air Jordan được tung ra thị trường và kiếm về doanh thu hơn 100 triệu đô la vào cuối năm 1985. Kể từ đó cho đến nay, Air Jordan vẫn tiếp tục là con gà đẻ trứng vàng cho Nike. Mặc dù có một số sự sụt giảm doanh số nhưng dòng giày này vẫn mang lại con số đáng kinh ngạc 2.8 tỷ đô la trong năm 2018. Và về bản thân Jordan, với việc vẫn đứng về phía Nike, ông cũng kiếm được cho mình 100 triệu đô la mỗi năm.
Tìm hiểu thêm các câu truyện thú vị, lịch sử và tin tức độc quyền về giày Nike tại chuyên mục All About giày Nike.
Có thể bạn quan tâm:
-
Nike Air Max 95 – Lịch sử thiết kế với cảm hứng lấy từ cơ thể con người
-
Tại sao hộp giày Nike lại có màu cam?