Giới mê thời trang hiện nay cứ mãi nói về văn hóa Streetwear và sự hấp dẫn của nó nhưng có mấy ai biết được nền văn hóa này bắt nguồn từ đâu và do những ai dẫn đầu làm nên.

Văn hóa Streetwear hiện tại đang bị phủ sóng hoàn toàn bởi những cái tên mới nổi như Virgil, Kanye… Nhưng ít ai biết đâu mới là những ông tổ khởi nguồn cho nền văn hóa tuy sinh sau đẻ muộn lại có tốc độ phát triển mạnh mẽ hơn bất cứ người anh em nào. Trong bài viết này, Sneaker Daily sẽ gửi đến các bạn những thông tin về 7 quyền năng, trong vô hình, cùng nhau tạo nên diện mạo của Streetwear thế giới

1. Shawn Stüssy

stussy logo

Văn hóa Streetwear sẽ ra sao nếu không có Shawn Stüssy? Đây là một viễn cảnh cực kỳ đáng sợ bởi Shawn chính là một quả bom mở màn cho cuộc chiến định vị vị thế của thời trang đường phố trên thế giới. Thương hiệu của ông là một trong những thương hiệu đầu tiên trong thập niên 80 dành riêng các nghệ sĩ lướt sóng, trượt băng và punk – những thành phần đã góp phần vào sự hình thành nền văn hóa đặc sắc tại khu bờ Tây nước Mỹ. Có trụ sở tại California, Stüssy bắt đầu như một công ty thiết kế ván lướt sóng, ván trượt chuyên nghiệp. Sau đó, Stüssy trở thành một nhãn hiệu thời trang chính thức với các thiết kế mang đậm màu sắc của lướt sóng và trượt ván. Thành lập khá sớm nhưng phải đến 10 năm sau, cú huých của Heidi Slimane mới thực sự khiến nhãn hiệu này bước ra khỏi Underground Market.

shawn stussy

Các bộ sưu tập đầu tiên nhanh chóng khẳng định vị thế của Stüssy trên làng thời trang. Stüssy đã tạo nên một cái nhìn nhìn khác về thời trang cho các bộ môn thể thao đường phố. Như là bằng chứng về ảnh hưởng và tăng trưởng của mình, Stüssy đã trở thành thương hiệu đạt doanh thu hàng năm lên đến 50 triệu USD với số cổ phiếu trải rộng trên toàn cầu. Nếu thời trang dạo phố là một tôn giáo, thì Shawn Stüssy sẽ là Thiên Chúa của nó vì các thương hiệu ra đời sau này đều chịu ảnh hưởng rất lớn từ phong cách thiết kế của Stüssy.

shawn stussy
shw

2. NIGO

NIGO có thể được xem là người mang văn hóa Streetwear đến khắp các nền văn hóa và châu lục. Ông bắt đầu Bape vào năm 1993 tại khu phố Urahara của Nhật Bản, nơi đây về sau được coi là cái nôi của thời trang dạo phố Nhật Bản. Tuy nhiên, phải mất một thời gian sai đó, các DJ/ nhà sản xuất/ doanh nhân mới đẩy A Ape bước vào sàn đấu thời trang chuyên nghiệp.

1

Trong những năm 2000, nhiều nghệ sĩ nổi tiếng nhất của hip-hop như Lil Wayne, Pharrell Williams và Kanye West đã bắt đầu về chung một nhà với Bape. Ngay sau đó, những người hâm mộ cũng muốn ăn mặc như những rapper yêu thích của họ, mặc chiếc áo cá mập đặc trưng của thương hiệu với đôi giày thể thao Bapesta sặc sỡ. Nếu hỏi về độ phổ biến của Bape, thì chỉ cần nhìn vào các nghệ sĩ rap có sức ảnh hưởng lớn hơn như ASAP Mob, Kid Cudi và Future thay máu tủ đồ của mình qua mỗi mùa Bape ra bộ sưu tập mới. 

bape

3. Hiroshi Fujiwara

hiroshi fujiwara

Thường được xem là cha đỡ đầu của Streetwear, Hiroshi Fujiwara là nhân vật quan trọng bậc nhất trong quá trình định hình văn hóa Streetwear hiện nay. Ông là nhà thiết kế, nhạc sĩ Nhật Bản đã tạo ra mối liên kết thời trang giữa Tokyo và phương Tây từ những năm 90, thu hẹp khoảng cách giữa streetwear và high-end fashion, đồng thời đóng vai trò là người gây ảnh hưởng và tạo ra xu hướng – tiền thân của các nhà ảnh hưởng sau này – từ rất lâu trước khi internet xuất hiện và phổ biến. Ngoài ra ông cũng nổi tiếng trong cộng đồng hip hop tại Nhật.

Fujiwara là người sáng lập fragment design và thương hiệu sản phẩm về nội thất retaW, cùng cửa hàng POOL aoyama (hiện tại đã đóng cửa). Ông cũng là thành viên của Nike HTM, dự án hợp tác nổi tiếng giữa Hiroshi Fujiwara, Mark Parker và Tinker Hatfield. Tất cả thiết kế bóng bẩy của Nike HTM đều được ra đời từ các chất liệu cao cấp cùng công nghệ hiện đại bậc nhất của Nike.

Trong suốt quá trình hoạt động, ông đã hợp tác với nhiều cái tên đình đám như Louis Vuitton, Nike, Burton, Moncler, Levi’s, Stussy, BVLGARI, Supreme, Starbucks, Converse, Apple, TAG Heuer Carrera và Pokemon. Ngoài ra Fujiwara còn tham gia thiết kế một cây đàn guitar, một chiếc du thuyền và sở hữu 10 album dưới tên mình cho đến thời điểm hiện tại.

hiroshi fujiwara

4. James Jebbia

1

Supreme là vị vua không thể tranh cãi trong thế giới thời trang hiện đại, và chúng ta cần cảm ơn người sáng lập James Jebbia vì điều đó. Thương hiệu là một trong những cái tên đầu tiên trong lĩnh vực Skatewear. Tuy nhiên các thiết kế thực sự vượt qua biên giới của Skatewear và hòa trộn với văn hóa giữa hip-hop, nghệ thuật, thời trang cao cấp, pop. Chưa bao giờ một thương hiệu lại phân cực khủng khiếp đến như thế. Những người hâm mộ tận tụy vẫn ca ngợi tính thẩm mỹ còn những kẻ thù ghét vẫn miệt mà quảng bá cho những ý tưởng tiêu cực “cường điệu” về Supreme. Nhưng dù sao James Jebbia vẫn luôn giám sát thế giới đằng sau những con phố và duy hòa nó vào các thiết kế của Supreme. Kết quả là người hâm mộ vẫn chấp nhận chi trả hàng ngàn đô la – thậm chí đôi khi là trả 2000% cho nhà bán lẻ.

1

5. Karl Kani

1

Nếu có ai là chìa khóa cho sự khởi đầu của Urbanwear, thì đó sẽ là nhà thiết kế thời trang Karl Kani. Mặc dù bạn có thể sẽ nghĩ rằng urban wear là một thực thể tách biệt với văn hóa streetwear nhưng sự thật sẽ chứng minh bạn đã nhầm lẫn. Vì urban wear đã sinh ra thời trang Hip-Hop, sau này biến thành một nhân tố quan trọng của streetwear. Karl Kani vào đầu những năm 1990 đã được các nghệ sĩ như 2Pac, Dr. Dre, The Notorious B.I.G,… tín nhiệm. Thương hiệu của ông cũng mở đường cho một chuỗi thương hiệu urban wear xuất hiện như FUBU, Sean John, Rocawear và G-Unit. Nhìn lại, nếu Hiroshi Fujiwara được biết đến như là “Bố già của văn hóa Streetwear”, thì Karl Kani sẽ được coi là “Bố già của urban wear”.

1

6. jeffstaple

1

Vào đầu những năm 2000, các trang web như HYPEBEAST đã cung cấp cho cộng đồng những thông tin mới nhất về thời trang và sự chuyển động của các xu hướng. Một trong những nhân vật nổi bật nhất, hay có thể xem là blogger có tiếng nhất của thời điểm đó là jeffstaple. Cho dù bạn là fan của Nike “Pigeon” Dunks, hay To Darrin Hudson, hay dòng quần áo Staple của anh ấy, thì một điều dễ thấy là ngay cả  trẻ em trong khoảng thời gian đó cũng muốn trở thành những người giống như Jeff Staple. Những gì Staple mang đến cho nền văn hóa không chỉ là giày thể thao và quần áo mà ông đã cho chúng ta những hiểu biết chi tiết nhất về cách các sản phẩm thực sự được sản xuất. Vì vậy, nếu bạn có cảm hứng trở thành một doanh nhân về Streetwear thì hãy đọc về jeffstaple. Với sự thay đổi của văn hóa Streetwear cho phù hợp với thị hiếu thời trang cao cấp, Staple vẫn giữ đúng tinh thần của đường phố.

1

7. Bobby Hundreds

1

The Hundreds đã có những đóng góp đáng kể cho nền văn hóa đường phố của California. Nếu bạn nhìn lại những khởi đầu khiêm nhường của The Hundreds, bạn sẽ thấy Bobby tận tâm như thế nào để bảo tồn và phát triển nghệ thuật, thời trang và âm nhạc của West Coast. Những gì Bobby dạy cho nhiều người khi bắt đầu một thương hiệu nhỏ là tầm quan trọng của sự hợp tác. Trong khi Stüssy là chìa khóa để văn hóa Streetwear California trong những năm 80, The Hundreds có thể được ghi nhận đã châm ngọn đuốc và đẩy văn hóa thậm chí xa hơn vào đầu những năm 2000.

Để hiểu rõ hơn nữa về nền văn hóa tuyệt vời này đừng bỏ qua bài viết: Nền móng cho sự phát triển của văn hóa Streetwear.