Chạy bộ là một trong những bộ môn vừa đơn giản, vừa không tốn kém, lại có có tác động tích cực tới sức khỏe. Vậy những tác động đó là gì? Hãy cùng Sneaker Daily tìm hiểu trong Chạy bộ có tác dụng gì? Những lưu ý khi chạy bộ.

Tìm hiểu 10 tác dụng của chạy bộ

1.1. Nâng cao sức khỏe và tinh thần

Khi chạy bộ, bạn có thể hít thở không khí trong lành buổi sáng, ngắm hoàng hôn buổi chiều, và tận hưởng làn gió man mát, nhẹ nhàng lướt qua. Vậy chạy bộ có tác dụng gì? Câu trả lời là chạy bộ giúp bạn có trạng thái tinh thần tốt nhất, năng động, và ít bị căng thẳng, mệt mỏi. 

chay bo co tac dung gi 1

1.2. Tăng cường hệ miễn dịch cơ thể

Khi chạy bộ thường xuyên, hệ miễn dịch của cơ thể sẽ được cải thiện, nhờ vậy bạn ít bị ốm vặt hơn. Không chỉ vậy, nó còn giúp giảm thiểu tác hại cũng như nguy cơ của các bệnh lý khác.

chay bo co tac dung gi 2

1.3. Kiểm soát cân nặng

Nhiều người thương kiểm soát cân nặng bằng việc sử dụng thuốc giảm cân, hay thậm chí là bỏ bữa mà không biết rằng biện pháp đơn giản nhất, mà cũng hiệu quả nhất là chạy bộ. 

Chạy bộ là phương pháp đốt cháy calo cực hiệu quả. Một nghiên cứu đã chỉ ra rằng, chạy bộ 30 phút mỗi ngày có thể giúp bạn đốt cháy từ 200 – 500 calo. Mức tiêu hao năng lượng hoàn toàn phù hợp với những người có nhu cầu giảm cân.  

chay bo co tac dung gi 3

1.4. Cải thiện da đẹp hơn

Chạy bộ có tác dụng gì mà khiến nhiều người kiên trì thực hiện như vậy? Câu trả lời là chạy bộ giúp bạn có một làn da khỏe mạnh, hồng hào. 

Khi chạy bộ thường xuyên, cơ thể cần nhiều oxi hơn, do vậy huy động tủy xương tăng tạo hồng cầu. Không chỉ vậy, hệ mạch cũng được lưu thông, cơ thể giải phóng mồ hôi giúp làn da giảm mụn, hồng hào, ửng sắc.

chay bo co tac dung gi 4

1.5. Giúp ngủ sâu hơn

Chạy bộ vào buổi chiều sẽ giúp giấc ngủ buổi tối của bạn ngon hơn, sâu hơn. Vì sau khi vận động, cơ thể cần nghỉ ngơi nên bạn sẽ dễ chìm vào giấc ngủ hơn. 

chay bo co tac dung gi 5

1.6. Giảm đau xương khớp

Tới đây, chắc hẳn bạn đã có kha khá câu trả lời cho chạy bộ có tác dụng gì rồi. Nhưng Sneaker Daily sẽ tiếp tục đưa ra một số lí do nữa để thuyết phục bạn. 

Việc chạy bộ thường xuyên giúp sức mạnh bắp chân được tăng cường, dây chằng trở nên dẻo dai và chịu lực hơn. Không chỉ vậy, chạy bộ còn giúp tăng cường trao đổi chất, luân chuyển dinh dưỡng tới xương nhiều hơn, nhờ vậy giúp tăng mật độ xương. 

chay bo co tac dung gi 6

1.7. Giảm nguy cơ ung thư

Có thể bạn không tin nhưng chạy bộ thực sự có khả năng giảm thiểu nguy cơ ung thư. Bởi khi vận động thường xuyên như vậy, sức đề kháng của cơ thể tăng, các tế bào miễn dịch có thể thực hiện tối đa chức năng của nó, để tiêu diệt tác nhân gây ung thư, bảo vệ cơ thể. 

chay bo co tac dung gi 7

1.8. Giảm nguy cơ mắc tiểu đường

Việc không vận động thường xuyên lại kết hợp với lối sống ưa chuộng thức ăn nhanh dễ làm mỡ thừa tích tụ, cơ thể cũng dễ mắc bệnh tiểu đường. 

Khi đó, hoạt động chạy bộ tuy đơn giản nhưng có khả năng làm tăng trao đổi chất, tăng khả năng vận chuyển oxy vào tế bào, nhờ vậy có thể phòng ngừa một số bệnh liên quan.

chay bo co tac dung gi 8

1.9. Hạn chế nguy cơ mắc bệnh về tim mạch 

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn không biết chạy bộ có tác dụng gì thì Sneaker Daily xin đưa ra một lí do nữa chắc chắn có thể thuyết phục bạn. Đó là, chạy bộ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.

Khi bạn chạy bộ đúng cách, hệ mạch lưu thông, tuần hoàn tốt, tim tăng cường hoạt động. Nhờ vậy giúp ngăn ngừa một số bệnh liên quan đến tim mạch như: tăng huyết áp, tăng cholesterol,…

chay bo co tac dung gi 9

1.10. Tăng sức bền 

Bất cứ hoạt động thể dục thể thao nào đều giúp tăng sức bền. Và tất nhiên, chạy bộ cũng không ngoại lệ. 

chay bo co tac dung gi 10 scaled

Lưu ý khi chạy bộ

Nhiều thống kê thực tế cho thấy hoạt động chạy bộ có tác dụng rất tích cực đối với cơ thể. Thế nhưng với hoạt động tuy đơn giản này bạn cũng cần tuân thủ một số nguyên tắc để giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp chấn thương. 

2.1. Hít thở đúng cách 

Cách chạy bộ đúng cách quan trọng nhất, tuy nhiên lại bị nhiều người bỏ qua đó chính là cách hít thở khi chạy. Bạn có thể áp dụng những phương pháp hít thở sau:

  • Nếu chạy với tốc độ chậm, bạn có thể chỉ thở bằng mũi
  • Nếu chạy với tốc độ nhanh, hoặc chạy nước rút bạn nên hít thở bằng miệng để lấy được nhiều oxi hơn.
  • Nếu bạn đang gặp khó khăn trong việc lấy lại hơi thở thì vừa kết hợp thở bằng miệng vừa giảm tốc độ chạy rồi đi bộ. Tuyệt đối không được dừng lại ngay. Vì như thế có thể khiến bạn ngất xỉu.  

chay bo co tac dung gi 11

2.2. Điều chỉnh dáng người, tư thế khi chạy bộ 

Khi chạy, chúng ta thường có xu hướng nghiêng người về phía trước. Khi làm như vậy, cổ, vai, lưng của chúng ta dễ bị căng thẳng dẫn đến đau cơ. 

Vậy tư thế chạy bộ nào là đúng? Hãy ngẩng đầu, nhìn thẳng phía trước, đồng thời giữ lưng thẳng, vai thẳng. Hãy đảm bảo cơ thể bạn không nghiêng về phía trước hoặc phía sau quá nhiều. 

chay bo co tac dung gi 12

2.3. Chọn giày phù hợp khi chạy bộ

Nếu muốn chạy bộ đúng cách, bạn nên đảm bảo đôi chân của mình được thoải mái nhất. Bạn không nên chọn giày quá lỏng hoặc quá chật. Hãy tìm cho mình một đôi giày vừa vặn, êm ái. Trong trường hợp này, những đôi sneaker với thiết kế đệm mềm mại ở đế là một sự lựa chọn hoàn hảo.

chay bo co tac dung gi 13

2.4. Chọn quần áo khi chạy bộ 

Bên cạnh giày, quần áo cũng là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bạn được thoải mái để có thể chạy bộ đúng cách. Bạn nên chọn quần áo với chất liệu thông thoáng, thấm hút mồ hôi tốt như: polyester, cotton, vải tre,…Đơn giản hơn, bạn có thể lựa chọn quần áo thể thao chuyên dụng của các thương hiệu lớn như: Adidas, Nike, Puma, Fila, Kappa,…

chay bo co tac dung gi 14

2.5. Bề mặt khi chạy bộ 

Bề mặt đường nhựa, bê tông, cỏ, hay máy chạy bộ,… cũng có ưu nhược điểm khác nhau, tác động đến các phần khác nhau của cơ thể. 

  • Đường nhựa có ưu điểm bằng phẳng, bởi vậy có thể giảm căng thẳng lên gân achilles (gân gót chân ). Tuy nhiên loại đường này có nhược điểm là ảnh hưởng đến độ nảy của khớp.
  • Đường bê tông có đặc điểm cứng hơn đường nhựa, vì vậy nếu bạn chạy quá nhanh có thể gây sốc lên bàn chân khi tiếp đất 
  • Khi chạy trên cỏ, lực tác động lên cơ thấp hơn đường nhựa và đường bê tông. Tuy nhiên, đường chạy này thường trơn trượt vào những ngày mưa dễ dẫn đến chấn thương.
  • Ngoài các đường chạy trên, chạy bằng máy chạy bộ cũng có thể phát huy tối đa tác dụng của chạy bộ. Bởi loại máy này được trang bị đệm, phù hợp với người đang hồi phục chấn thương và thích hợpj với những ngày thời tiết không thuận lợi.

chay bo co tac dung gi 15

2.6. Giãn cơ khi chạy bộ 

Đây là một trong những bước cực kì quan trọng để đảm bảo bạn không bị chấn thương, ngay cả khi bạn chỉ chạy bộ nhẹ nhàng. Nếu bỏ qua bước này, cơ thể bạn dễ bị đau nhức và chậm phục hồi sau khi kết thúc buổi chạy. 

Hãy đảm bảo tất cả các cơ như: cơ tứ đầu đùi, cơ đùi sau, cơ bắp chân, cơ mông, cơ lưng dưới,… đều sẵn sàng tham gia vào hoạt động này.

chay bo co tac dung gi 16

Lời kết: Hi vọng bài viết Chạy bộ có tác dụng gì? Những lưu ý khi chạy bộ Sneaker Daily tổng hợp sẽ giúp bạn hiểu được lợi ích của việc chạy bộ thường xuyên, cũng như hình thành thói quen này mỗi ngày. Vậy còn chần chừ gì nữa mà không ghé Sneaker Daily để chọn cho mình một đôi giày thoải mái, và chăm chỉ chạy bộ ngay từ bây giờ.

Có thể bạn quan tâm:

  • [Top 10] App chạy bộ tốt nhất mà các runner không nên bỏ qua
  • Top 11 giày chạy bộ Nike được “săn lùng” nhiều nhất năm 2022