Theo lịch sử phát triển của Nike thì các công đoạn trong quy trình sản xuất giày Nike chính hãng cũng được hoàn thiện và cải tiến. Liệu các công đoạn đó có giống như các công ty sản xuất giày khác hay có điểm thú vị và riêng biệt để làm nên tên tuổi của Nike? Trong bài viết dưới đây, Sneaker Daily sẽ giúp bạn tìm hiểu về điều đó nhé!

Giới thiệu thương hiệu Nike 

Công ty được thành lập vào ngày 25 tháng 1 năm 1964 với tên Blue Ribbon Sports nhờ bàn tay Bill Bowerman và Phil Knight, và chính thức có tên Nike, Inc. vào năm 1971. Công ty này lấy tên theo Nike – nữ thần chiến thắng của Hy Lạp.  Nike là nhà cung cấp giày thể thao và quần áo lớn nhất trên thế giới. Nike quảng bá sản phẩm dưới nhãn hiệu này cũng như các nhãn hiệu Nike Golf, Nike Pro, Nike+, Air Jordan, Nike Blazers, Air Force 1, Nike Dunk, Nike Air Max, Foamposite, Nike Skateboarding, Nike CR7,… Lợi nhuận vào năm 2018 của Nike đạt được là 36,39 tỷ USD. Vào năm 2018, tập đoàn này cũng có khoảng 73.100 nhân viên trên toàn thế giới. Thương hiệu của tập đoàn cũng được định giá là 29,6 tỷ USD vào năm 2017, trở thành thương hiệu giá trị nhất trong ngành kinh doanh hàng thể thao. Nike đứng thứ 89 trong danh sách Fortune 500 vào năm 2018 xếp hạng các tập đoàn lớn nhất Hòa Kỳ tính theo tổng doanh thu. 

quy trinh san xuat giay nike 1

(Theo Wikipedia: https://vi.wikipedia.org/wiki/Nike,_Inc. ) 

Nike có thành tựu như ngày hôm nay, không khỏi kể đến yếu tố quan trọng là chất lượng của những đôi giày Nike chính hãng được nâng lên từng ngày. Để làm được điều đó thì cần có quy trình sản xuất giày Nike chính hãng quy mô, bài bản và luôn luôn được nâng cấp. 

Quy trình sản xuất

2.1. Quy trình sản xuất chung: 

quy trinh san xuat giay nike chinh hang 2.1

 Dưới đây, Sneaker Daily sẽ mô tả chi tiết quy trình sản xuất giày Nike chính hãng:

  • Bước 1: Kiểm định chất lượng ban đầu của nguyên vật liệu:

Tất cả mọi thứ phục vụ cho quá trình sản xuất như: loại vải, da, cao su, chỉ may, đế giày,… đều được một bộ phận chuyên trách kiểm định nghiêm ngặt. Có những nguyên vật liệu 100% nhập khẩu từ nước ngoài.

  • Bước 2: Cắt và tạo hình.

Công đoạn này là dùng dây chuyền cắt công nghệ cao để tạo hình cho những đôi giày.

  • Bước 3: Tạo đế giày.

Thực hiện đúc đế giày, dán các lớp đế giày để thành một đế. Trong một số trường hợp, người ta sẽ phải nhập đế giày từ nơi khác.

  • Bước 4: Kiểm tra giày.

Kiểm tra kỹ càng từng bộ phận để đảm bảo trước khi lắp ráp sản phẩm thì những bộ phận của giày khớp với bản thiết kế cho trước.

  • Bước 5: Lắp ráp giày.

Tiến hành may giày hoàn chỉnh từ miếng vải đã cắt. Gắn đế giày, thêm những phụ kiện cần thiết (miếng lót, dây buộc…).

Tới đây, giày sẽ được kiểm tra lại thêm lần nữa trước khi đến công đoạn đóng gói. Sau đó, giày sẽ được vận chuyển vào kho trung chuyển đưa tới tổng kho phân phối. Từ đó, Nike cho chuyển hàng về kho đại diện của mình ở các nước theo quy định của hãng. Hoặc chuyển sang một số nước đại diện cho cả khu vực. Sau đó, nơi này tự tiến hành phân phối đến các đơn vị nhỏ hơn.

2.2. Sản xuất đế giày: 

Một điều  làm nên sự nổi bật của giày Nike đó là những chiếc đế giày. Dưới đây là quy trình sản xuất chi tiết với 5 bước của những chiếc đế giày cực bền mà Nike tiết lộ: 

quy trinh san xuat giay nike chinh hang 2.2

Bước 1: Hai miếng nhựa TPU được đưa vào một máy tạo khuôn bằng nhiệt (hay còn có tên tiếng anh là thermoforming machine). Sử dụng máy sưởi làm nóng chúng. Chuẩn bị dập khuôn.

Bước 2: Khi TPU đạt nhiệt độ lý tưởng sẽ được đưa vào dập khuôn. Những chiếc khuôn này sẽ tạo hình cho đế giày.

Bước 3: Gọt, cắt xén mảng thừa. Gọt chi tiết.

Bước 4: Sau khi ra đúng hình dạng, chúng sẽ được bơm khí nitơ. Bơm phồng xong thì chúng sẽ được đưa đi kiểm định.

Bước 5: Kiểm định chất lượng và đóng gói. Chuyển đến các nhà máy lắp ráp.

2.3. Các bộ phận trong nhà máy sản xuất:

quy trinh san xuat giay nike chinh hang 2.3

Trong nhà máy sản xuất của Nike, mỗi công đoạn được thực hiện bởi 1 bộ phận khác nhau. Các bộ phận này tạo thành một hệ thống liên quan chặt chẽ đến nhau.

  1. Bộ phận cắt

Nhiệm vụ của bộ phận này là nhận bản mẫu, nguyên vật liệu. Sau đó cắt theo bản vẽ mẫu bằng một dây chuyền công nghệ.

  1. Bộ phận may

Nhận bản vẽ may hoàn chỉnh. Tiến hành may theo bản vẽ hình cắt của đôi giày. Đồng thời xỏ dây vào giày.

  1. Bộ phận đế

Tùy từng mẫu đế giày mà bộ phận này sẽ đúc hay nhập đế sẵn. Sau đó sẽ dán từng lớp đế lại với nhau. Ở khâu cuối của bộ phận này có chuyên viên kiểm tra chặt chẽ. Nếu đã đạt yêu cầu mới chuyển sang bộ phận khác.

  1. Bộ phận lắp ráp sản phẩm

Lắp ráp giày hoàn chỉnh với phần thân và phần đế đã được sản xuất.

  1. Kiểm tra và đánh giá

Kiểm tra đôi giày qua môi trường đặc biệt. Tức là giày sẽ chịu tác động của chất hóa học, tác động môi trường,… Sau đó sẽ ép tem và vệ sinh giày. Kiểm tra lần cuối, đóng hộp và vận chuyển.

Một số sự thật thú vị phía sau quy trình sản xuất giày thể thao Nike:

3.1. Quy trình sản xuất giày Nike chính hãng. Đó chính là sử dụng robot trong sản xuất giày:

Nike ít khi sử dụng công nhân trực tiếp. Mà thay vào đó là những cỗ máy “Robot” hiện đại tên Grabit. Trong nhà máy sản xuất của Nike, con người chỉ giám sát, quản lý và điều khiển thiết bị. Những con robot Grabit có năng suất gấp 20 lần con người. Những thứ liên quan đến chế độ vận hành, thao tác, quy trình sản xuất đều được lập trình sẵn. Do đó, hiện tượng sai số (hay mắc lỗi) xấp xỉ bằng 0. Chính xác hơn rất nhiều so với làm thủ công bằng tay.

quy trinh san xuat giay nike chinh hang 3.1

3.2 Dây chuyền sản xuất chuyên môn hóa:

Dây chuyền sản xuất giày Nike có dạng vòng tròn khép kín theo quy trình : Công ty mẹ gửi mẫu thiết kế và đưa các chỉ thị đến các nhà máy sản xuất của Nike.

Nike cực kỳ chú trọng tới việc phát triển sản phẩm phù hợp theo sự thay đổi không ngừng của xã hội. Mỗi năm Nike chi hàng triệu đô la cho việc nghiên cứu, tạo ra sản phẩm mới để đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trên toàn cầu. Trước khi được đưa vào sản xuất, có rất nhiều phương án về thiết kế, chất liệu, công nghệ sản xuất được đưa ra. Công đoạn này mất từ 3-6 tháng. Mẫu nào vượt qua các bài kiểm tra về kỹ thuật, sẽ được gửi đến các nhà máy sản xuất. Nếu không vượt qua bước này, mọi việc sẽ phải thực hiện từ đầu.

3.3 . Công ty và nhà máy Nike được đặt tại Việt Nam: 

Các sản phẩm của Nike đều chứa những vật liệu tái chế để góp phần bảo vệ môi trường và tài nguyên thiên nhiên:

Khi nhuộm màu cho dòng Air, 99% lượng nước nhuộm có thể được tái sử dụng. Ít nhất khoảng 50% nguyên liệu các đế giày của dòng Air được tái chế lại. Hầu hết những phần đế không đạt chuẩn đều được Nike tái chế. Không chỉ giúp tiết kiệm chi phí sản xuất mà còn xử lý được đến 90% vật liệu, rác thải thừa.

Đặc biệt, Nike còn cho phép người tiêu dùng trả lại nhãn hàng những đôi giày cũ. Những đôi giày này sẽ được kiểm tra lại, tái chế hoặc đưa đi từ thiện.

Với những quy trình sản xuất giày thể thao Nike chặt chẽ, hãng luôn đảm bảo được chất lượng của từng sản phẩm. Mục đích là để người tiêu dùng tận hưởng được giá trị tuyệt vời nhất khi sử dụng giày Nike chính hãng. Bạn cũng hãy tìm cho mình những đôi giày Nike chất lượng tại Sneaker Daily nhé!

Có thể bạn quan tâm:

  • adidas Neo là gì? Tìm hiểu về adidas Neo
  • [Tìm hiểu] Luật bóng rổ mới nhất 2022 cơ bản và dễ hiểu từ Liên đoàn bóng rổ Quốc tế
  • Vệ sinh giày bạn có thể ghé qua Amazinn nhé!