“Shoes game is dead” – Chắc hẳn các sneakerhead cũng hề xa lạ gì với cụm từ này trong thời gian gần đây, nhất là với những người đã tiếp cận với sneaker từ 10 năm trước. Rất nhiều thứ đã xảy ra và thay đổi so với những năm tháng trước đây, cùng với đó là sự xuất hiện của resell giày, nhưng liệu có thực là nền văn hóa của chúng ta đang xuống dốc?
Với số lượng người mua giày bùng nổ hơn nhiều so với thời điểm trước, với giá trị của những đôi giày tăng dần chóng mặt ngày qua ngày, nền văn hóa này có thể chưa gọi là “dead” nhưng nó đang dần tỏ ra thiếu sức sống hơn bao giờ hết. Bởi thành phần không thể thiếu của nền văn hóa sát mặt đất, những collectors hay còn được biết đến như những người sưu tập đang mất đi và dần bị đẩy ra khỏi cuộc chơi bởi những thay đổi.
Từ các góc nhìn khác nhau, cộng đồng được xây dựng từ những collectors đang được thay thế bởi những nhóm resell giày với lực lượng đang gia tăng rất nhanh. Điều này là tín hiệu không hề hay ho chút nào cho những cá nhân cặm cụi với bộ sưu tập giày của bản thân, khi nền công nghiệp giày đang thay đổi với nhiều chiêu trò đồng thời tập trung tối ưu vào kinh tế hơn trước.
Trở về những năm 2000, bạn vẫn sẽ có thể bước vào những cửa hàng giày trong thành phố để mua những đôi giày như SB, Air Max… từ từ trải nghiệm nó trên đôi chân của mình trước khi thanh toán và chào đón một thành viên mới vào tủ giày.
Còn hiện tại, hãy nhìn khi Nike mang trở lại SB Dunk cùng cách các bạn resellers làm việc, hay thậm chí là vụ Converse Fear Of God ra mắt tại Việt Nam hôm vừa rồi tại Saigon Center. Việc này khiến cho cóp giày trở nên đầy may rủi. Đó chính là một trải nghiệm để bạn thấy sự thay đổi từ nền văn hóa sát mặt đất đã diễn ra như thế nào.
Resellers hiện tại trở nên phổ biến hơn bao giờ hết với số lượng đông đảo, mong muốn được trở nên thành công như những seller tên tuổi của cộng đồng. Không chỉ những phiên bản Dunks, Air Jordan 1s, Luxury được backdoor hay boting trên các trang bán hàng, cả những phiên bản GR cũng đã lọt vào tầm ngắm của họ.
Tầm ảnh hưởng của những resellers chính là yếu tố tạo nên dấu chấm hết cho những collectors. Khi họ sẽ khó có thể chi ra một số tiền resell rất cao đôi khi chẳng vì bất kỳ lý do cụ thể nào để sở hữu các phiên bản mới được phát hành, so với trước đây. Không chỉ ảnh hưởng đến những nhà sưu tầm “OG”, chính những khách hàng bình thường cũng gặp phải khó khăn về kinh tế khi muốn mua cho bản thân một đôi giày mới.
Điều này khiến những đôi giày mang nặng giá trị kinh tế hơn so với tính câu chuyện của chính nó. Xu hướng phát triển hiện tại của cộng đồng đã phần nào đẩy những giá trị từng được xây dựng nên bởi những collectors cho nền văn hóa trở nên lung lay hơn bao giờ hết.
Tuy nhiên, vẫn có những mặt tích cực để chúng ta trông đợi. Xu hướng mới của nền văn hóa sát mặt đất sẽ thúc đẩy những “đầu giày” thay đổi cách đón nhận và sưu tập những phiên bản mới cho bản thân. Có thể sẽ xuất hiện nhiều collection độc đáo hơn những gì chúng ta đã thấy với Air Jordan 1 hoặc Nike Air Max. Ví dụ như những phát hành lưu trữ giá trị từ các thương hiệu kém tiếng tăm vừa trỗi dậy, xuất phát từ nhu cầu kiếm tìm như phiên bản độc đáo ít người sưu tầm hơn chẳng hạn.
Vậy liệu resell có đang giết chết văn hóa sneaker của chúng ta? Hãy cho Sneaker Daily biết ý kiến của bạn ở dưới phần bình luận nhé.
Theo: Sneaker Freaker