Giày có rất nhiều kiểu dáng và màu sắc để mọi người lựa chọn. Tuy nhiên ai cũng phải có một đôi giày trắng trong tủ giày. Đặc biệt là đối với những người có gu về thời trang. Nhưng tại sao giày bị ố vàng và cách tẩy ố giày thế nào? Hãy tham khảo bài viết dưới đây nhé!
Lý do giày bị ố vàng:
Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tình trạng giày vải bị ố vàng. Một số nguyên nhân cơ bản thường gặp phải là:
1.1. Do oxi hóa:
Mọi người thường sử dụng giày khi ra ngoài và giày trắng cũng không ngoại lệ. Tuy nhiên, khi chúng bị bẩn, chúng cần được làm sạch. Sau khi giặt giày, chúng ta thường có thói quen đem phơi dưới ánh nắng mặt trời. Vì vậy chúng sẽ tự nhiên bị oxy hóa khi tiếp xúc với không khí lâu ngày. Cuối cùng khiến màu trắng của giày sẽ chuyển sang màu vàng do phản ứng hóa học. Trước khi đem ra ngoài phơi nắng, giày trắng cần được ngâm trong nước một khoảng thời gian nhất định, khoảng tầm 15-20p. Ngoài ra, để khắc phục điều này, bạn có thể bọc giày bằng khăn giấy để ngăn màu thay đổi khi ở dưới ánh nắng mặt trời.
1.2. Mồ hôi và bụi bẩn:
Đôi khi chúng ta sẽ phải đi giày liên tục nhiều giờ trong ngày và khó có cơ hội cho giày tạm nghỉ ngơi. Vì vậy, đôi giày sẽ bị thấm rất nhiều mồ hôi và các loại bụi bẩn. Dù đã giặt thì các vết bẩn và mồ hôi vẫn không được làm sạch hoàn toàn. Điều này sẽ gây ra tình trạng giày bị ố vàng. Cách tẩy trắng giày do bụi bẩn và mồ hôi là bạn cần vệ sinh giày đúng cách. Chẳng hạn, bạn có thể sử dụng các sản phẩm vệ sinh chuyên biệt cho giày.
1.3. Cấu tạo đế giày:
Đế là bộ phận hoạt động nhiều nhất trên đôi giày của bạn vì chúng tiếp xúc trực tiếp với mặt đất. Có lẽ đây là lý do khiến nó là bộ phận nhanh bẩn nhất của đôi giày. Loại đế thường bị ố vàng nhất là đế giày Converse. Vì cấu tạo của đế khiến sau khi giặt giày, các hạt bụi bẩn có thể không được loại bỏ hết. Khi bạn đem phơi khô thì đế sẽ ngả màu nhanh chóng.
1.4. Sử dụng chất tẩy rửa:
Hầu hết mọi người thường sử dụng cùng một loại bột giặt để làm sạch quần áo và giày dép. Tuy nhiên, bột giặt được dùng để giặt quần áo có thể không phù hợp nhất với cấu tạo của giày. Do đó, chất tẩy rửa có thể vẫn sẽ kẹt lại trong giày. Vậy các chất đó có thể khiến giày đổi sang màu vàng khi đem phơi dưới ánh nắng mặt trời. Để tránh giày đổi màu vì chất tẩy rửa, bạn nên sử dụng các loại tẩy rửa chuyên dụng cho giày mà Sneaker Daily đã từng gợi ý.
Các cách ngăn ngừa giày bị ố vàng:
Giày vải bị ố vàng làm cho bạn thiếu tự tin khi đi lên chân.Vì vậy để ngăn điều đó xảy ra, bạn có thể áp dụng một số cách sau:
2.1. Giặt giày đúng cách:
Chuẩn bị: 1 chậu nước ấm, chất tẩy rửa chuyên dụng và bàn chải đánh răng.
– Tháo dây giày với lót giày ra để ngâm và giặt riêng. Điều này sẽ giúp bạn chà sạch hết mọi ngóc ngách trên bề mặt giày.
– Dùng bàn chải đánh răng chà giày với hỗn hợp nước ấm và chất tẩy. Chà nhiều lần đến khi sạch hết các vết bẩn thì giặt sạch lại bằng nước.
– Sau khi giặt xong, nếu các vết bẩn vẫn chưa được tẩy hết, bạn hãy dùng kem đánh răng để tẩy lại. Lấy một lượng vừa đủ, dùng bàn chải chà trực tiếp lên vết bẩn. Sau đó, bạn dùng nước sạch để giặt lại giày.
– Đợi ráo nước, bạn quấn giấy vệ sinh kín hết đôi giày để vết ố thấm vào giấy. Khi giày khô tự nhiên thì tháo bỏ lớp khăn giấy ra.
– Lưu ý không nên giặt chung chúng với loại giày dễ phai màu.
2.2. Phơi giày đúng cách:
Để cho đôi giày vải trắng được bền đẹp, bạn không nên phơi dưới nắng mặt trời. Ánh nắng chiếu trực tiếp sẽ khiến vải nhanh bị bay màu và ố vàng. Đôi giày thường xuyên phơi nắng trông sẽ cũ kỹ và xỉn màu nhanh hơn. Nếu bạn muốn đôi giày khô nhanh hơn, hãy phơi ở nơi khô thoáng, gió mát. Tốt nhất là nên phơi ở trên cao để giày nhanh khô hơn. Lưu ý không nên phơi giày ướt qua đêm, giày sẽ lâu khô và dễ có mùi.
2.3. Bảo quản giày vải đúng cách:
Nếu bạn không sử dụng giày thường xuyên nên bảo quản đúng cách để giày không bị mốc và ố vàng. Bạn cần giặt sạch, phơi khô giày trước khi bảo quản. Sau đó, đem giày để vào hộp hoặc túi nilon và cất trong tủ. Ngoài ra, bạn cũng có thể thêm túi hút ẩm vào bên trong để giữ cho giày vải luôn khô ráo. Tuyệt đối không để giày nơi ẩm thấp, vì có thể khiến cho giày ố màu.
2.4. Vệ sinh giày vải thường xuyên:
Để giày trắng hết ố vàng là một điều rất quan trọng và cần thiết. Nếu bạn sử dụng giày thường xuyên thì hãy để ý vệ sinh chúng thật sạch sẽ, đảm bảo đôi giày không bị bám bẩn. Cách vệ sinh giày với vết bẩn nhẹ là dùng vải mềm, ẩm lau sạch.Khi sử dụng vải lau giày, bạn nên dùng loại vải mềm, như vải cotton. Không nên dùng vải khô, cứng vì dễ làm vết bẩn bám lại chắc hơn, khó tẩy sạch.
Nếu vết bẩn cứng đầu khó sạch thì bạn nên đem giặt hoặc dùng mẹo tẩy trắng cho giày vải. Bạn cũng có thể dùng các sản phẩm chuyên dụng để vệ sinh giày hàng ngày. Đây là những đơn giản, dễ thực hiện để giày vải không bị ố màu.
Các cách xử lý:
Nếu giày đã có các vết ố vàng thì bạn cần loại bỏ ngay vì các vết ố sau một thời gian dài không được xử lý đúng cách thì sẽ rất khó sạch. Vì vậy, bạn cần thực hiện các mẹo để tẩy trắng cho giày ngay từ khi có dấu hiệu bị ố:
3.1. Chanh tươi:
Vì trong chanh có Axit – một loại chất giúp loại sạch nhanh các vết ố trên vải nên dùng nó tẩy giày bị ố vàng rất hiệu quả. Bạn hãy cắt chanh tươi thành hai nửa, chà trực tiếp lên bề mặt giày. Nên chà nhiều lần và để 5 phút rồi lau sạch.
3.2. Kem 40 volume:
Phương pháp tiếp theo để loại bỏ vết ố vàng là dùng kem lót 40 volume. Chỉ nên được áp dụng trên những đôi giày khô. Loại kem này có giá khá rẻ và dễ dàng tìm thấy tại các salon tóc hoặc trên shopee, lazada,…
- Đầu tiên, dùng bàn chải đánh răng bôi một lớp kem 40 volume lên giày. Phủ kín và đều các vết ố vàng. Sau đó lấy một bọc nhựa với kích thước lớn hơn đôi giày của bạn. Đặt đôi giày trên tấm bọc nhựa rồi lấy màng bọc thực phẩm bọc lại. Điều này giúp đảm bảo nhiệt độ ủ và giữ kem không chảy. Rồi đem phơi giày dưới nắng để giúp kem phát huy công dụng tẩy giày bị ố vàng.
- Đảm bảo mọi bộ phận của giày được bao phủ trong kem 40 volume đều được ánh nắng chiếu vào. Đôi giày nên để dưới ánh nắng mặt trời ít nhất 45 phút.
- Bước cuối cùng là tháo phần bọc ni lông ra khỏi đôi giày. Sau đó dùng nước ấm và bàn chải chà để rửa sạch đôi giày. Không ngâm giày với nước. Tùy thuộc vào độ ố của giày, bạn có thể cần lặp lại quy trình tẩy ố giày.
3.3. Baking soda:
Baking soda là một chất thường được dùng để tẩy giày trắng bị ố vàng. Nó rất dễ tìm trên thị trường và nó hoạt động rất hiệu quả. Chuẩn bị 1 thìa baking soda với một thìa nước, trộn thành một hỗn hợp nhuyễn và dùng bàn chải đánh răng để bôi lên vết bẩn. Để im trong 15 phút. Sau đó chà giày cẩn thận theo chuyển động tròn. Rửa sạch baking soda với nước ấm. Cuối cùng là phơi giày dưới ánh nắng mặt trời hoặc phòng thoáng mát.
3.4. Kem đánh răng:
Trên thực tế, kem đánh răng có tác dụng làm sạch hiệu quả vết ố vàng trên giày trắng. Lấy một lượng nhỏ kem đánh răng không gel và chà nhẹ lên vùng da bị ố vàng. Để hỗn hợp trên giày khoảng 20 phút rồi giặt sạch. Tuy nhiên, kem đánh răng là chất tẩy rửa rất nhẹ nên có khả năng vết ố vàng không thực sự biến mất. Bạn có thể kết hợp với các biện pháp đã nêu ở trên để đạt hiệu quả mong muốn.
Vậy là Sneaker Daily đã giúp bạn tìm hiểu các lý do khiến giày bị ố vàng và các tips khắc phục chúng. Hy vọng bài viết này sẽ giúp đôi giày trắng của bạn không còn bị các vết ố vàng làm phiền nữa!
Có thể bạn quan tâm:
- Cách vệ sinh giày sneaker tại nhà, làm sạch giày sneaker theo từng loại chất liệu
- Cách vệ sinh giày da nhanh chóng và hiệu quả nhất không phải ai cũng biết
- Vệ sinh giày ghé qua Amazinn nhé!