Nike và Adidas luôn theo sát nhau trên mọi bảng xếp hạng về thương hiệu trong Shoes Game đầy khốc liệt này. Thậm chí với sự mua lại Converse của Nike, Reebok thuộc về adidas thì cuộc chơi này chỉ còn hai đối thủ. Và, người dùng bó hẹp bản thân trong hai lựa chọn ít ỏi. Vậy, trong suốt những năm tháng đó liệu rằng Nike và adidas có phải là đối thủ không đội trời chung hay đôi bạn cùng tiến? Trong bài viết này hãy cùng Sneaker Daily có một cái nhìn toàn diện hơn nha!
Thị trường sneaker hay giày thể thao luôn là miếng bánh béo bở. Ước tính giá trị của nó vào năm 2018 là khoảng 58 triệu đô và lên tới 88 triệu đô vào năm 2024. Bởi lợi nhuận cực lớn nó mang lại tất nhiên những chiến binh của chúng ta đều đang hoạt động hết sức mạnh mẽ để chiếm lấy thị phần cho riêng mình.
Bất chấp mỗi năm có vô số những thương hiệu mới gia nhập thị trường, những kẻ trụ lại gần như vẫn chỉ là những thương hiệu lớn. Nike và adidas đã khẳng định vị thế của mình trong các giải đấu thể thao mang tầm quốc tế từ rất lâu. Và, nếu bạn đã từng đọc Shoes Dog – kiệt tác của Phil Knight thì hẳn bạn có thể nhận thấy chính sự cạnh tranh này là nền tảng để cả hai có thể đạt được thành công như hiện tại.
Nhưng trong cuộc chiến không hồi kết này ai sẽ là nhà vô địch? Và ai sẽ là “shoes dog” thực sự trong thị trường hấp dẫn này?
Lợi nhuận của Nike và adidas
Trước hết, hãy cùng xét về mặt lợi nhuận của hai thương hiệu. Có thể thấy Nike vẫn là doanh nghiệp có quy mô lớn hơn trong thị trường này khi dẫn đầu ngành công nghiệp giày thể thao thế giới với lợi nhuận từ giày lên tới 24,2 tỷ đô trong năm 2018 trong khi so sánh với adidas chỉ giữ mức 15 tỷ đô. Lưu ý, số liệu này đã bao gồm lợi nhuận từ hai thương hiệu con là Converse thuộc Nike và Reebok thuộc adidas.
Cùng với sự phát triển không ngừng của doanh nghiệp, adidas đã nâng mức lợi nhuận thêm 5,8 tỷ đô với mức tăng trưởng trung bình là 17,6% trong khi Nike chỉ nâng mức này thêm 4,3 tỷ đô với khoảng 6,8% mức lợi nhuận trung bình.
Có thể nói mức lợi nhuận có thể adidas vẫn xếp sau về quy mô nhưng mức độ tăng trưởng thì không thể xem nhẹ khi bản thân adidas xuất phát từ Đức chứ không phải Mỹ như Nike.
Giá cổ phiếu của Nike và adias
Phương diện thứ hai để đánh giá một doanh nghiệp tất nhiên không thể bỏ qua giá cổ phiếu. Thị phần của Nike vào tháng 6 năm 2019 giữ ở mức 140 tỷ đô, gấp hơn hai lần adidas khi đó là 65 tỷ đô. Con số này cũng thể hiện phân lượng của hai thương hiệu đứng đầu trong thị trường.
Tuy nhiên, một cách cụ thể thì ta đánh giá adidas đang thể hiện hiệu suất cao hơn trong khi Nike đang phát triển ở rìa ngành công nghiệp.
Độ “cool” trên thị trường của Nike và adidas
Một lần nữa adidas cho thấy sự nhỉnh hơn. Thương hiệu ba sọc đang ngày càng chứng tỏ độ thích nghi cao với thị trường cũng như thị hiếu của khách hàng. Với hàng loạt những chiến dịch marketing tập trung vào mặt hàng sneaker chủ lực bằng những phiên bản hợp tác với những ngôi sao, người nổi tiếng trong lĩnh vực thời trang, âm nhạc,… Điển hình là Kanye West, Beyonce,… Trong khi đó, Nike vẫn tiếp tục chỉ tập trung vào thể thao với những vận động viên mới.
Tuy nhiên ta có thể thấy rõ ràng, phong cách thể thao giờ đây đã không còn bó hẹp trong thị phần ban đầu chỉ dành cho các vận động viên và các hoạt động thể thao mà nó đã trở thành một phần của thời trang. Từ phòng tập gym đến văn phòng không ít lần ta bắt gặp phong cách athleisure.
Bên cạnh đó, nếu bạn là người theo dõi đã lâu cuộc chiến không hồi kết giữa Nike và adidas hẳn không thể bỏ qua vị trí của Kanye West – người được tạp chí Forbes 2019 liệt vào danh sách ngôi sao có thu nhập khủng nhất với vị trí thứ 3.
Vị trí của Kanye thực sự không thể phủ nhận khi anh được coi là một trong những rapper có ảnh hưởng nhất với thế hệ hiện tại. Vợ của anh chàng cũng góp phần khiến họ trở thành cặp đôi quyền lực mà cũng tai tiếng bậc nhất Hollywood.
Chỉ ba năm sau khi kết hôn với Kim Kardashian (còn được biết đến với danh xưng cô Kim siêu vòng 3), Kanye đã công bố rằng mình đã thoát khỏi khoản nợ lên tới 50 triệu đô và giờ đây đang duy trì mức thu nhập chưa thuế khoảng 150 triệu đô. Tuy nhiên, ta cũng không thể bỏ qua thương hiệu giày tỷ đô của anh chàng mang tên Yeezy thuộc adidas.
Dẫu vậy thì nó sẽ không có gì đặc biệt lắm nếu bạn biết rằng ban đầu người anh chàng hợp tác là Nike. Tuy nhiên sau 5 năm hợp tác để phát triển Yeezy thì vào năm 2014 anh đã có tuyên bố gây sốc rằng sẽ chuyển sang hợp tác cùng đối thủ lớn nhất của họ là adidas.
Adidas có Yeezy thì Nike cũng có Air Jordan. Tuy khởi đầu là dòng giày bóng rổ vào năm 1985, hiện tại Air Jordan đã vươn ra và luôn giữ vị trí “top” trong lòng những tín đồ thời trang. Bởi vậy mà nó cũng đem lại doanh thu bán lẻ khoảng 3 tỷ đô mỗi năm cho Nike.
Ngoài con át chủ bài Air Jordan, Nike cũng hoàn toàn nhận ra sự thành công tới từ chiến lược marketing thông minh của adidas. Phản ứng bằng động thái tài trợ cho câu lạc bộ bóng đá Paris Saint Germain. Đây cũng là câu lạc bộ bóng đá đầu tiên được diện những thiết kế mới nhất từ đợt phát hành của Air Jordan. Ở một diễn biến kahcs thì họ cũng đang tài trợ cho những ngôi sao khác như Neymar và Kylian Mbappe.
Với cả Nike và adidas thì cuộc đấu này vẫn sẽ luôn tiếp tục và có thể thấy đây cũng là nền tảng quan trọng giúp cho cả hai doanh nghiệp phát triển để đạt được thành công như hiện tại. Nike có thể là công ty lớn hơn nhưng thông qua những sự kiện tài trợ và chiến lược marketing thông mình thì adidas rõ ràng đang thu hẹp khoảng cách.